THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI SẼ LÊN 900 TỶ USD VÀO NĂM 2020

Tổng giá trị giao dịch trực tuyến xuyên biên giới đạt 900 tỷ USD, chiếm 22% tổng giá trị thương mại điện tử toàn cầu vào năm 2020, theo DHL.

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang nhanh chóng trở thành nhân tố cốt lõi của nền kinh tế toàn cầu. Xu hướng này đã trở thành tất yếu, và không một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc chơi. 

Cuộc chơi toàn cầu

Với Internet, các rào cản về địa lý đang dần được xóa bỏ và việc mua bán, giao thương hàng hóa từ các nước qua các sàn thương mại điện tử không còn xa lạ. Không những vậy, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng cùng những con số dự báo khổng lồ còn cho thấy xu hướng thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ còn tiếp tục bùng nổ trong những năm tới.

 

polyad

Châu Á được dự doán sẽ đóng góp 40% tổng giá trị thương mại điện tử xuyên biên giới vào năm 2025. Nguồn: Global Cross-BorderB2C E-commerce 2015 – Ystats.com

Báo cáo mới đây của DHL cho thấy, tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại điện tử xuyên biên giới trên toàn cầu sẽ giữ vững ở mức 25% trong suốt 3 năm tới, gấp đôi so với thương mại điện tử nội địa. Theo đó, tổng giá trị các giao dịch sẽ tăng từ 300 tỷ USD năm 2015 lên ngưỡng 900 tỷ USD, chiếm đến 22% tổng giá trị thương mại điện tử toàn cầu vào năm 2020. Theo dự báo của Accenture, có đến 900 triệu người trên khắp thế giới sẽ trở thành "người tiêu dùng quốc tế" nhờ mua hàng nước ngoài qua Internet vào năm này.

Ở Đông Nam Á, dù chỉ mới trong giai đoạn đầu nhưng đã có thể nhận thấy nhiều tín hiệu khởi sắc. Tỷ lệ tăng trưởng lũy kế hàng năm của 6 nước trong khối ASEAN (Singapore, Malaysia, Thái Lan, Phillipines, Indonesia, Việt Nam) từ 2013 đến 2018 dự kiến sẽ tăng đến 37,6%, từ 7 tỷ lên 34,5 tỷ USD. 

Doanh nghiệp Việt nhập cuộc

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới, với tốc độ 35% mỗi năm, gấp 2,5 lần so Nhật Bản. Đây cũng là tiền đề để phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới, bởi có đến 33% số người mua hàng trực tuyến đã từng mua một mặt hàng nào đó từ nước ngoài.

Theo ông Đạt Phan - Giám đốc sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Fado.vn, mức sống ngày một nâng cao kéo theo hành vi tiêu dùng của người Việt cũng ngày một hiện đại. Họ bắt đầu nhìn ra khỏi thị trường nội địa để tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn từ các nhà cung cấp nước ngoài trên Amazon, Ebay… Mặt khác, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước cũng đang tìm đường vươn ra thị trường thế giới bằng cách bán hàng trên các sàn tuy tín này.

 

polyad

Người Việt còn e dè trong việc sử dụng thẻ thanh toán quốc tế vì lo ngại rủi ro.

Tuy vậy, ông Đạt cho rằng hoạt động này ngoài khó khăn trong khâu logistics quốc tế thì ở chiều mua hàng hay bán hàng, vẫn còn tồn tại nhiều rào cản về ngôn ngữ, văn hóa kinh doanh, nhất là khâu thanh toán quốc tế. Đối với người mua hàng, hàng tỷ sản phẩm đa dạng về mẫu mã và chất lượng trên các trang thương mại điện tử có thể biến thành "mê cung" đầy rủi ro nếu không chọn đúng người bán uy tín. Bên cạnh đó, tỷ lệ sở hữu các thẻ thanh toán quốc tế như Visa, Master của người Việt chưa cao nên còn gây nhiều trở ngại cho việc mua hàng.

Do vậy, các đơn vị làm dịch vụ hậu cần như Fado sẽ vừa tư vấn giúp người mua chọn được nhà cung cấp uy tín, vừa là đơn vị trung gian đảm bảo an toàn cho giao dịch mua hàng.

"Nhờ kết nối trực tiếp và đồng bộ hóa dữ liệu với Amazon và các website hàng đầu thế giới khác nên việc mua hàng qua Fado.vn không vướng các rào cản về ngôn ngữ, vừa đảm bảo các khuyến mãi, ưu đãi như khách hàng nội địa mà vẫn đảm bảo an toàn cho người mua", ông Đạt chia sẻ.

 

polyad

Cập nhật giá theo thời gian thực, Fado giúp khách hàng nhận được các ưu đãi về giá như khách hàng nội địa

Một trở ngại khác của thương mại điện tử xuyên biên giới là việc kiểm soát chất lượng và nguồn gốc sản phẩm. Khách hàng khó kiểm soát chất lượng sản phẩm khi mua từ các trang mua sắm quốc tế. Vì vậy, Fado.vn sẽ tư vấn để người mua hàng chọn mua sản phẩm từ những nước phát triển như Mỹ, Đức, Nhật, nơi hàng hóa được quản lý chất lượng chặt chẽ ngay từ khâu sản xuất. Đồng thời, việc nhập khẩu hàng hóa thực hiện đúng pháp luật và minh bạch về hóa đơn, chứng từ để đảm bảo sự yên tâm cho khách hàng.

Fado.vn là mô hình hỗ trợ người dùng cuối ở Việt Nam nhập trực tiếp các sản phẩm từ các trang web quốc tế. Đồng thời, đơn vị này làm cầu nối cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước giới thiệu đến khách nước ngoài các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp từ thiên nhiên hay sản phẩm máy móc có công dụng đặc thù do người Việt sản xuất.

"Hiện cán cân giữa mua và bán hàng vẫn còn chênh lệch lớn. Nhưng chúng tôi tin các doanh nghiệp Việt sẽ chủ động hơn nữa để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong thời gian tới. Fado cam kết sẽ là cầu nối tích cực để quá trình mua bán xuyên biên giới diễn ra một cách suôn sẻ", ông Đạt nhấn mạnh.

Nguồn: Theo Toàn Phát

Báo VnExpress

Viết bình luận